Giỏ hàng(0)

Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Đây là danh sách những công ty được Apple mua lại trong năm 2018

9To5Mac vừa tổng kết danh sách các công ty mà Apple đã mua lại trong năm 2018. Tất nhiên, danh sách này sẽ không đầy đủ hết bởi nó chỉ gồm danh sách do 9To5Mac biết đến và họ sẽ còn cập nhật thêm. Ngoài ra, 9To5Mac cũng nói rằng Apple rất hiếm khi chịu xác nhận về việc mua lại một công ty cũng như mục đích mua, kế hoạch cụ thể, giá trị mua lại và thời gian mua. Vì vậy, các thương vụ bên dưới, một số do các nguồn tin xác nhận và một số do Apple xác nhận nhưng không thể có đầy đủ toàn bộ thông tin. 

Buddybuild
Đây là công ty có trụ sở ở Vancouver, tập trung vào các công cụ để phát triển ứng dụng dành cho iOS. Thương vụ Apple mua lại Buddybuild được cho rằng đã diễn ra vào 2/1 và sau khi thua mua, Buddybuild đã gia nhập vào nhóm kỹ thuật Xcode tại Apple để xây dựng những công cụ phát triển tuyệt vời dành cho cộng đồng iOS. Mục tiêu của việc thu mua được cho là nhằm thúc đẩy sự phát triển của lập trình nền tảng Apple Xcode.

Silicon Valley Data Science
Về cơ bản, đây không phải 1 thương vụ hoàn chỉnh. Apple không mua lại hẳn công ty này. Mà theo Bloomberg nói rằng Apple đã thuê nhóm các nhà khoa học dữ liệu đang làm việc tại đây vào 19/1, gồm vài chục người và bao gồm cả CEO. Silicon Valley Data Science là 1 startup tập trung vào việc cung cấp những phân tích về dữ liệu cho các công ty lớn hơn. Những người đang làm việc tại startup này được Apple thuê, được cho là tham gia phân tích những sáng kiến liên quan đến quảng cáo.

Texture
Đây là thương vụ được Apple xác nhận, họ đã mua lại Texture - một nhà phân phối tạp chí dạng kỹ thuật số nổi tiếng vào 12/3. Đây cũng là 1 trong những thương vụ lớn nhất của Apple năm 2018. Kể từ sau vụ mua lại, Texture đã giảm giá gói Premium xuống còn 10$/tháng và đóng cửa ứng dụng trên Windows của họ. Texture được mong đợi sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Apple News, nhất là khi có tin đồn về việc Apple sẽ ra mắt dịch vụ đăng ký tin tức vào mùa xuân 2019 dựa trên nền tảng của Texture.

Đang tải Những-công-ty-Apple-mua-lai-20182.jpg…

Bình luận về thương vụ này tại thời điểm đó, Eddy Cue - Phó chủ tịch cấp cao mảng phần mềm và Dịch vụ Internet của Apple nói rằng Apple cam kết về chất lượng báo chí đến từ những nguồn tin uy tín và cho phép các tạp chí tiếp tục tạo ra những câu chuyện hấp dẫn được thiết kế đẹp mắt dành cho người dùng.

Akonia Holographics
Reuters nói rằng Apple đã mua lại startup này vào 29/8. Đây là 1 công ty khởi nghiệp tập trung vào việc chế tạo thấu kính cho các loại kính AR. Được thành lập từ năm 2012, Akonia Holographics nắm giữ khoảng 200 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ và màn hình cho kính AR. Công ty này đã gọi vốn được ít nhất 11.6 triệu $ nhưng không rõ Apple đã mua lại với giá bao nhiêu. Việc thu mua công ty này được cho rằng do Apple đang muốn phát triển 1 chiếc kính AR hoặc 1 chiếc tai nghe nào đó có thể sẽ ra mắt vào 2019 hoặc 2020.

Shazam

Đang tải Những-công-ty-Apple-mua-lai-20181.jpg…

Thương vụ thâu mua được nhắc đến lần đầu tiên vào tháng 12/2017 nhưng đến tận 24/9/2018 mới hoàn tất do những quy định của Châu Âu. Chính Apple đưa ra thông báo rằng thương vụ mua Shazam đã hoàn tất trong một thông cáo báo chí. Với việc mua lại Shazam, điều đầu tiên là Apple sẽ khiến cho ứng dụng này hoàn toàn miễn phí với người dùng, gỡ bỏ các quảng cáo.

Hiện tại, Shazam đã được tích hợp vào Siri nhưng chưa thấy bất cứ động tĩnh nào cho thấy Apple sẽ tích hợp sâu hơn vào iOS hay Apple Music. Có lẽ, chúng ta sẽ được biết nhiều hơn vào năm 2019.

Spektral

Đang tải Những-công-ty-Apple-mua-lai-20184.jpg…

Thỏa thuận mua lại Spektral đã diễn ra vào tháng 12/2017 nhưng đến 10/10/2018, Apple mới chính thức xác nhận rằng họ đã mua Spektral. Spektral là 1 công ty khởi nghiệp Đan Mạch chuyên về phầm mềm tách chủ thể khỏi background. Thương vụ mua lại Spektral được cho là có giá trị 30 triệu $ nhưng không được Apple xác nhận về thông tin. Có rất nhiều lí do được đưa ra cho việc Apple mua lại Spektral, chẳng hạn như đưa nó vào ứng dụng camera trên iOS cũng như những ứng dụng Clips, Final Cut Pro, iMovie.

Dialog
Dialog là 1 công ty bán dẫn vốn nằm trong chuỗi cung ứng của Apple. Vào 10/10, Apple và Dialog đã công bố 1 thỏa thuận nhiều năm (không phải 1 thương vụ thu mua hoàn chỉnh) để Apple có thể sử dụng giấy phép công nghệ quản lý điện năng của Dialog, tức là được quyền sử dụng công nghệ này. Apple sẽ thanh toán trước 300 triệu USD như 1 phần của thỏa thuận và sẽ trả thêm 300 triệu trong 3 năm tới cho các thỏa thua mua bán khác. Đồng thời, Apple cũng công bố rằng họ đã thuê 300 nhân viên của Dialog để làm việc cho dự án liên quan đến Apple tại nhà máy sản xuất chip. Thương vụ này vẫn cần được chấp thuận, giải quyết các vấn đề pháp lý nên nó được cho là sẽ chính thức hoàn thành vào năm 2019.

Asaii

Đang tải Những-công-ty-Apple-mua-lai-20185.jpg…

Vào 15/10, xuất hiện thông tin cho rằng Apple mua lại Asaii- công ty chuyên về phân tích thị trường âm nhạc từng tuyên bố rằng có thể xác định được các nghệ sĩ sẽ nổi tiếng và xuất hiện trên bảng xếp hạng từ 10 tuần trước đó dựa trên các số liệu phân tích. Tuy nhiên, cuối cùng, Apple không mua lại Asaii mà thay vào đó, họ thuê nhà sáng lập của công ty. Và rõ ràng, thương vụ Asaii là vì Apple Music.

Silk Labs

Đang tải Những-công-ty-Apple-mua-lai-20183.jpg…

Theo The Information, ngày 20/11, Apple đã mua lại Silk Labs - công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo AI chuyên tập trung về phần mềm đủ nhẹ để tích hợp trên những thiết bị tiêu dùng. Silk Labs được thành lập vào năm 2015 bởi ba cựu nhân viên Mozilla với mục tiêu dùng AI để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.

Platoon
Thương vụ này được nhắc đến lần đầu tiên chỉ cách ngày Apple xác nhận mua lại 2 tuần. Đây là 1 công ty khởi nghiệp của nghệ sĩ Platoon và đồng sáng lập Denzyl Feigelson - người đã từng làm việc 15 năm ở Apple. Platoon sẽ thỏa thuận trực tiếp với các nghệ sĩ mới, chưa ký hợp đồng với ai, để mang âm nhạc của họ đến người dùng.
 

Nguồn: 9To5Mac